Báo cáo thường niên năm 2013

Báo cáo thường niên Công ty cổ phần Đầu tư và Thương mại Tạp phẩm Sài Gòn năm 2013.
16-09-2020 14:57

BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN
CTY CP ĐẦU TƯ VÀ THƯƠNG MẠI TẠP PHẨM SÀI GÒN
Năm báo cáo 2013

Phần 1: Thông tin chung

1. Thông tin khái quát

– Tên giao dịch: TOCONTAP SAIGON

– Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số: 0301462583

– Vốn điều lệ: 41.383.500.000 đồng

– Vốn đầu tư của chủ sở hữu: 41.383.500.000 đồng

– Địa chỉ: 35 Lê Quý Đôn, Quận 3, TP.Hồ Chí Minh

– Số điện thoại: 08-39325687

– Số fax: 08-39325963

– Website: www.tocontapsaigon.com

– Mã cổ phiếu (nếu có):

2. Quá trình hình thành và phát triển

– Quá trình hình thành và phát triển:

+ Trước khi cổ phần hóa là Công ty xuất nhập khẩu tạp phẩm TP.Hồ Chí Minh trực thuộc
Bộ Thương Mại

+ Chuyển thành công ty cổ phần từ 04/2005

– Các sự kiện khác.

3. Ngành nghề và địa bàn kinh doanh

– Ngành nghề kinh doanh:

+ Kinh doanh xuất nhập khẩu tổng hợp

+ Sản xuất hàng dệt may

+ Dịch vụ : xuất khẩu lao động, tư vấn

– Địa bàn kinh doanh: trong và ngoài nước

4. Thông tin về mô hình quản trị, tổ chức kinh doanh và bộ máy quản lý.

5. Định hướng phát triển

– Mục tiêu hoạt động của Công ty là không ngừng phát triển các hoạt động sản xuất kinh
doanh dịch vụ nhằm đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, mang lại lợi nhuận ngày càng cao, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập và đời sống của người lao động trong Công ty, bảo đảm lợi ích cho các cổ đông và đóng góp cho ngân sách Nhà nước.

6. Các rủi ro:

– Khủng hoảng kinh tế thế giới

– Thiên tai

– Các chính sách về tiền tệ, ngân hàng

– Biến động về lao động

Phần 2. Tình hình hoạt động trong năm 2013

1. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh

2. Tổ chức và nhân sự

– Danh sách Ban điều hành

1. Lê Thị Thanh Hương – Tổng Giám Đốc

2. Ngô Hữu Thắng – Phó Tổng Giám Đốc

3. Đặng Trí Nghĩa – Phó Tổng Giám Đốc

4. Nguyễn Kim Thúy

– Những thay đổi trong ban điều hành: Không

– Số lượng cán bộ, nhân viên : 250 người

3. Tình hình đầu tư, tình hình thực hiện các dự án

a) Các khoản đầu tư lớn: không

b) Các công ty con, công ty liên kết: không

c) Tình hình tài chính


Các chỉ tiêu tài chính chủ yếu


4. Cơ cấu cổ đông, thay đổi vốn đầu tư của chủ sở hữu

a) Cổ phần: 4.138.350 cổ phần

b) Cơ cấu cổ đông:

Cổ đông tổ chức: Tỷ lệ % 54,10

Cổ đông cá nhân: Tỷ lệ % 45,90

Cổ đông Nhà nước: Tỷ lệ % 32,90

Cổ đông khác

PHẦN 3: TỔNG KẾT HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH NĂM 2013

I. Đặc điểm tình hình:

Năm 2013 là một năm vẫn còn đầy khó khăn và thách thức. Nền kinh tế thế giới vẫn còn nhiều bất ổn và biến động phức tạp. Tăng trưởng kinh tế của các nước thuộc khu vực đồng tiền chung Châu Âu, đặc biệt là một số nước thành viên đang chịu ảnh hưởng của nợ công vẫn còn
rất mờ nhạt. Khủng hoảng tài chính và khủng hoảng nợ công ở Châu Âu chưa hoàn toàn chấm
dứt. Mặc dù có một vài dấu hiệu tích cực cho thấy các hoạt động kinh tế đang phục hồi trở lại
sau suy thoái, nhưng triển vọng kinh tế toàn cầu nhìn chung chưa vũng chắc, nhất là đối với
các nền kinh tế phát triển. Việc tạo công ăn việc làm được xem là một thách thức lớn của các
nước phát triển.

Những yếu tố không thuận lợi trên đã tiếp tục ảnh hưởng đến kinh tế xã hội nước ta. Các khó khăn, bất cập chưa được giải quyết gây áp lực lớn cho sản xuất kinh doanh: hàng tồn kho ở mức cao, sức mua yếu, tỷ lệ nợ xấu ngân hàng ở mức đáng lo ngại, nhiều doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất, dừng hoạt động hoặc giải thể….

Trong bối cảnh tình hình trong nước và thế giới còn nhiều khó khăn, thách thức, Ban Giám Đốc Công ty đã vạch ra những định hướng đúng đắn, có những quyết định kịp thời, nắm bắt tốt các thời cơ, tìm ra những lĩnh vực hợp tác, mặt hàng kinh doanh mới… để thực hiện tốt các chỉ tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh do Đại hội đồng cổ đông năm 2013 đề ra.

II. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch 2013:

Đánh giá tổng quát các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh năm 2013:

– Về nhập khẩu: chủ yếu nhập khẩu các nguyên phụ liệu may mặc cho gia công nhằm đảo bảo an toàn vốn, tránh phát sinh rủi ro và công nợ khó đòi.

– Về xuất khẩu: Công ty đã tham gia mua gạo dự trữ quốc gia với số lượng 5.000 tấn.

Trong năm 2013, Công ty đã xuất khẩu được 1.614 tấn gạo, đồng thời tham gia mua 4.500
tấn gạo dự trữ theo chỉ tiêu của Hiệp hội phân bổ. Đã thực hiện thử hợp đồng xuất khẩu 25
tấn tấm sang Hong Kong; hiện đang tiếp tục giao dịch với đối tác Iran, Indonesia về hợp
đồng xuất khẩu gạo sang các thị trường này. Ngoài mặt hàng gạo, Công ty đã thực hiện
xuất khẩu thử nghiệm 392 tấn cà phê tươi sang thị trường Nhật và đạt kết quả khả quan
bước đầu. Tuy nhiên, năm 2013 là năm khó khăn của thị trường xuất khẩu gạo, giá xuất
khẩu thấp hơn giá trong nước. Hơn nữa, đến tháng 9/2013, Công ty mới được cấp giấy
phép xuất khẩu gạo trực tiếp nên ảnh hưởng đến hiệu quả của việc xuất khẩu gạo.

– Về sản xuất: hoạt động sản xuất tại các xí nghiệp may 2, xí nghiệp Tofa vẫn ổn định,
số lượng đơn hàng vẫn đảm bảo. Hiện nay, công ty cũng đang giao dịch với một số đối
tác về việc liên doanh liên kết trong việc thành lập xí nghiệp sản xuất hàng đồng phục học
sinh (đối tác bao tiêu sản phẩm) tại Hưng Yên.

– Về hoạt động xuất khẩu lao động: đã tham gia Hội thảo các doanh nghiệp phái cử
thực tập sinh tại tổ chức tại Okayama vào ngày 13/06/2013, và tại thành phố Hồ Chí Minh
vào ngày 10/09/2013. Công ty đã khai thác được thêm những khách hàng mới: Nghiệp
đoàn Nishi Nihon, Chuo Sangyo, Ajamirai, Kyoseikai, Kansai Keiyukai với những ngành
nghề mới: lắp ráp điện tử, dệt, xây dựng, hàn, may mặc.. Trong năm 2013 đã đưa được
242 thực tập sinh đi làm việc tại Nhật, tăng 30% so với năm 2012.

Trong tháng 9/2013 đã có 1 lao động đã đến Cục Quản lý nhập cảnh Nhật đầu thú và
xin về nước. Công ty đã phối hợp để đưa lao động này về nước vào ngày 26/09/2013.
Hiện nay, một số lao động ở Nhật đang bị các phần tử xấu lôi kéo, dụ dỗ làm các việc
vi phạm pháp luật như trộm cắp, bỏ trốn… Công ty cũng đã cử 1 nhân viên sang văn
phòng đại diện tại Nhật từ tháng 9/2013 để tăng cường việc quản lý, đồng thời, cũng đã
hoàn tất thủ tục xin visa cho 1 nhân viên nữa dự kiến sang Nhật vào tháng 4/2014.
Công ty đã thành lập Chi nhánh Hưng Yên để tăng cường công tác tạo nguồn lao
động, đặc biệt là lao động ngành may.

– Các hoạt động khác:

* Tham gia góp 20% vốn vào Công ty CP Sức Khỏe Việt chuyên kinh doanh mặt
hàng thực phẩm chức năng nhập khẩu từ Nhật Bản, góp phần tạo thêm mặt hàng kinh
doanh mới của Công ty; đã ký kết hợp đồng phân phối độc quyền với đối tác và đã nhập
khẩu lô hàng đầu tiên về Việt Nam, đồng thời đã làm lễ khai trương Công ty CP Sức Khỏe
Việt vào ngày 15/01/2014.

* Đã phối hợp với đối tác Nhật Bản trồng nấm mỡ thử nghiệm và đã thành công
bước đầu. Sản phẩm thu hoạch được sẽ xuất khẩu một phần sang Nhật Bản, phần còn lại
sẽ tiêu thụ trong nước.

* Tư vấn xong thủ tục thành lập trường dạy tiếng Nhật

PHẦN 4: PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ SẢN XUẤT KINH DOANH NĂM 2014

I. Nhận định tình hình:

Năm 2014, kinh tế thế giới vẫn còn phải đối mặt với những thách thức khi các nước
mới nổi và đang phát triển vẫn chưa thoát khỏi tình trạng tồi tệ nhất, kinh tế Trung Quốc
tăng trưởng chậm lại, khu vực châu Âu, đặc biệt là khu vực Eurozone đang phải đối mặt
với tình trạng đình trệ tương tự như Nhật Bản trong những năm 1980-1998 khi rơi vào tình
trạng tăng trưởng chậm và giảm phát.

Nội tại nền kinh tế trong giai đoạn hiện nay vẫn phải đối mặt với những thách thức
cơ bản: sức cầu nội địa suy yếu, lạm phát tuy đã được kiểm soát nhưng vẫn rất nhạy cảm
với những biến động của giá cả đầu vào thế giới và các chính sách nội tại, hoạt động sản
xuất kinh doanh còn nhiều khó khăn, số lượng doanh nghiệp giải thể, phá sản tăng cao tác
động tiêu cực đến lao động, việc làm, tình trạng nợ xấu tồn đọng cao vẫn gây tắc nghẽn
cho nền kinh tế.

Những khó khăn nêu trên có tác động ảnh hưởng nhất định đối với hoạt động sản
xuất kinh doanh của công ty trong năm 2014. Cụ thể có những khó khăn sau:

– Tình hình sản xuất gặp khó khăn do khó tuyển lao động nên Xí nghiệp may 2 xin
giảm kế hoạch.

– Tình hình kinh doanh của Chi nhánh Hà Nội gặp khó khăn do cạnh tranh mạnh về
đơn hàng, đặc biệt là đơn hàng may mặc; nhiều đơn vị đã làm trực tiếp nên các hoạt động
ủy thác gia công giảm mạnh.

– Giá cả các mặt hàng nông sản, đặc biệt là gạo, biến động nhiều. Đến nay hết quý 1
vẫn chưa ký được hợp đồng tập trung.

– Ngoài ra, do phải di dời mặt bằng để bàn giao thực hiện dự án ký kết với Công ty
cổ phần đầu tư phát triển nhà Thủ Đức nên đã ảnh hưởng đáng kể đến việc tổ chức sản
xuất và hoạt động cho thuê kho tại Quận 9.

II. Kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2014:

Trong bối cảnh kinh tế nêu trên, Công ty đề ra kế hoạch sản xuất kinh doanh như sau:

– Kim ngạch xuất nhập khẩu : 15.000.000 USD

– Tổng doanh thu : 130 tỷ đồng

– Lợi nhuận trước thuế TNDN : 8 tỷ đồng

– Thu nhập bình quân:

* 7.500.000 đồng/tháng đối với CB-NV khối kinh doanh

* 7.000.000 đồng/tháng đối với CB-NV quản lý, dịch vụ

– Cổ tức: 12%/năm

III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ THỰC HIỆN:

Để thực hiện được những chỉ tiêu kế hoạch năm 2014, Công ty xác định phương
châm hoạt động của năm 2014 “sản xuất làm nền tảng, xuất khẩu lao động làm mũi nhọn,
đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu”.

Công ty đã tập trung mạnh vào việc khai thác thêm nguồn hàng xuất khẩu, đẩy
mạnh việc khai thác khách hàng về xuất khẩu lao động và dịch vụ, củng cố sản xuất, cụ
thể:

– Đã ký kết hợp đồng xuất khẩu 100 tấn cà phê tươi sang Nhật Bản.

– Mua tạm trữ 3.000 tấn gạo theo phân bổ của Hiệp hội Lương thực chuẩn bị cho
các hợp đồng xuất khẩu gạo năm 2014 tại Chi nhánh xay xát chế biến gạo tại Đồng Tháp.

– Đã tiếp nhiều đoàn khách Nhật sang tuyển lao động các ngành nông nghiệp, nuôi
gà, chế biến thực phẩm, chế biến thủy sản, may mặc…

1. Cơ cấu ngành hàng:

Trên cơ sở các hoạt động hiện tại của Công ty, Công ty xác định cơ cấu ngành hàng
như sau:

a. Kinh doanh XNK:

– Tiếp tục phát huy những thế mạnh hiện có của Công ty bằng cách đẩy mạnh kinh
doanh những mặt hàng có thế mạnh, hạn chế bị chiếm dụng công nợ.

* Hàng nông sản: tập trung sử dụng hết công suất của Chi nhánh xay xát chế biến gạo
tại Đồng Tháp; tìm hiểu thêm về xuất khẩu gạo, nông sản sang Trung Quốc theo
hình thức biên mậu; tăng cường giao dịch việc xuất khẩu gạo sang Hong Kong.

* Tập trung và tăng cường vào các hợp đồng xuất khẩu cà phê tươi sang Nhật Bản;
đang bàn với khách hàng sẽ là đối tác chiến lược và đăng ký xuất khẩu 2.000 tấn
~ 5.000 tấn/năm.

* Tiếp tục tìm kiếm khách hàng và khai thác thêm các mặt hàng nông sản xuất khẩu
như tiêu, đậu…

– Về nhập khẩu: thực hiện liên kết kinh doanh và tự doanh, loại bỏ dần nhập khẩu ủy
thác tránh tình trạng thiếu ngoại tệ.

b. Sản xuất:

– Duy trì ổn định sản xuất đối với các xí nghiệp hiện tại.

– Xem xét việc thành lập thêm một số xí nghiệp mới đối với các khách hàng tiềm năng, có
khả năng bao tiêu sản phẩm về các mặt hàng: may mặc, linh kiện cho xe ôtô; đưa sản xuất vào
làm nền tảng cho kinh doanh xuất nhập khẩu cho các năm sau.

c. Dịch vụ:

– Ổn định và mở rộng hoạt động đưa thực tập sinh và kỹ sư đi làm việc tại Nhật Bản
với số lượng khoảng 300 người.

– Phát triển hoạt động xuất khẩu lao động thành ngành mũi nhọn của công ty trong
năm 2014.

– Xúc tiến và mở rộng quy mô trồng nấm tại Đà Lạt, đồng thời triển khai việc phân
phối sản phẩm nấm thu hoạch được vào các hệ thống siêu thị, nhà hàng tại Việt Nam.

– Nghiên cứu khả năng thành lập cơ sở chăm sóc người già (hợp tác với Nhật).

– Tăng cường việc nhập khẩu và phân phối độc quyền các sản phẩm thực phẩm
chức năng nhập khẩu từ Nhật Bản.

– Tham gia góp vốn vào công ty đào tạo nhân lực với Nhật để mở rộng nguồn đào
tạo.

2. Công tác tổ chức:

– Tiếp tục thực hiện công tác quy hoạch và phát triển nguồn nhân lực, có chế độ đãi
ngộ hợp lý để thu hút thêm nhân tài, mạnh dạn đề bạt cán bộ trẻ, có năng lực vào các vị trí
quản lý.

– Thực hiện tốt các chế độ, chính sách cho người lao động theo quy định của nhà
nước; cải cách chế độ tiền lương theo đúng năng lực và khối lượng công việc.

3. Công tác điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh:

3.1. Về công tác quản lý tài chính:

– Tuân thủ các quy định của nhà nước về chế độ hạch toán kế toán và chuẩn mực
kế toán.

– Phản ảnh chính xác, kịp thời các hoạt động sản xuất kinh doanh phục vụ hữu hiệu
công tác điều hành.

– Quản lý và sử dụng đồng vốn an toàn và hiệu quả; điều phối đáp ứng nhu cầu vốn
kịp thời cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

– Xây dựng kế hoạch luân chuyển tiền tệ hợp lý và có hiệu quả.

3.2. Về công tác thị trường:

– Tham gia các hội chợ, các chương trình xúc tiến thương mại để mở rộng mặt hàng
xuất khẩu.

– Tăng cường hoạt động đào tạo và chuẩn bị nguồn lao động phục vụ cho công tác
xuất khẩu lao động bằng cách tham gia các Hội chợ việc làm do các Sở Lao động Thương
binh và Xã hội, Trung tâm giới thiệu việc làm tổ chức; liên kết với các trường cao đẳng,
trường dạy nghề, trung tâm đào tạo và dạy nghề để đào tạo và nâng cao tay nghề cho
người lao động đáp ứng theo nhu cầu của đối tác.

– Cử cán bộ sang văn phòng đại diện tại Nhật để tăng cường việc quản lý thực tập
sinh tại Nhật Bản và khai thác thêm khách hàng cho xuất khẩu lao động.

– Triển khai việc tạo nguồn lao động tại các tỉnh Quảng Trị, Quảng Bình, Đắc Lắc,
Thái Bình.

– Tăng cường việc giáo dục và quản lý thực tập sinh tại Trung tâm giáo dục định
hướng.

– Tăng cường nhân lực cho bộ phận xác minh nhân thân TTS sau trúng tuyển.

3.3. Công tác quản lý:

– Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện các quy chế, quy định nhằm quản lý hoạt động
sản xuất kinh doanh của Công ty được thuận lợi và đạt hiệu quả cao nhất.

– Sắp xếp và bố trí nhân sự hợp lý trong từng đơn vị, phòng ban nhằm phát huy hết
năng lực của bản thân, giải quyết công việc một cách hiệu quả, nhanh chóng.

– Phòng Quản Trị Nhân Sự xây dựng quy chế khen thưởng cho các cá nhân, đơn vị
có đóng góp tích cực vào lợi nhuận của Công ty.

Phần 5. Đánh giá của Hội đồng quản trị về hoạt động của Công ty

Hội Đồng Quản Trị Công ty cổ phần Đầu tư và Thương mại Tạp phẩm
Sài Gòn nhiệm kỳ 2013-2018 gồm các thành viên:

1. Bà Lê Thị Thanh Hương – Chủ tịch HĐQT

2. Ông Ngô Hữu Thắng – Ủy viên TT HĐQT

3. Ông Đặng Trí Nghĩa – Ủy viên HĐQT

4. Ông Lưu Văn Sơn – Ủy viên HĐQT

5. Bà Nguyễn Kim Thúy – Ủy viên HĐQT

Được sự ủy quyền của Đại hội đồng cổ đông, trong khoảng thời gian giữa hai
kỳ Đại hội (từ tháng 4/2013 đến tháng 4/2014), Hội Đồng Quản Trị đã tổ chức các
phiên họp thường kỳ và phiên họp đột xuất để giải quyết các vấn đề lớn của Công ty
nhằm đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao:

I. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG NĂM 2013:

1. Về công tác sản xuất kinh doanh và giám sát hoạt động của Tổng Giám
Đốc:

Nhận thức được trong năm 2013 tình hình kinh tế thế giới và trong nước vẫn còn
tiếp tục khó khăn, Hội Đồng Quản Trị vẫn xác định định hướng hoạt động của Công ty là
gồm kinh doanh xuất nhập khẩu, sản xuất gia công hàng may mặc và xay xát gạo, dịch vụ
xuất khẩu lao động và kinh doanh kho. Trong tình hình giá cả trong và ngoài nước có nhiều
biến động, lãi vay tăng cao, xuất nhập khẩu có nhiều có khó khăn, Hội Đồng Quản Trị đã
chỉ đạo Ban Giám đốc Công ty tăng cường hoạt động dịch vụ xuất khẩu lao động và các
hoạt động xúc tiến thương mại, ổn định sản xuất gia công hàng may mặc, xay xát gạo và có
thêm mặt hàng Cà phê. Hội đồng quản trị nhận thấy Tổng Giám đốc Công ty và các cán bộ
quản lý cao cấp khác đã hoạt động đúng theo Điều lệ và theo đúng Nghị quyết của Đại hội
cổ đông. Vì vậy mà Công ty đã hoàn thành và hoàn thành vượt mức chỉ tiêu sản xuất kinh
doanh (trong đó vẫn hoàn thành thành chỉ tiêu lợi nhuận) do Đại hội đồng cổ đông năm
2013 đề ra theo như số liệu được trình bày trong Báo cáo tổng kết công tác sản xuất kinh
doanh năm 2013 vừa trình bày trước Đại hội.

2. Về công tác tổ chức:

a. Bổ nhiệm lại bộ máy quản lý Công ty gồm Tổng Giám đốc, 02 Phó Tổng
Giám đốc và Giám đốc các Chi nhánh trực thuộc.

b. Để phục vụ cho hoạt động sản xuất của Công ty phù hợp với tình hình thực
tế, theo đề nghị của Tổng Giám đốc Công ty, Hội Đồng Quản Trị đã nhất trí thành
lập 02 Phòng chức năng nghiệp vụ mới là:

– Phòng Đối ngoại

– Phòng Tổng hợp đầu tư

c. Thành lập chi nhánh Hưng Yên nhằm tăng cường công tác tạo nguồn lao
động, đặc biệt là lao động ngành may.

3. Công tác đầu tư:

Hội Đồng Quản Trị đã tiếp tục chỉ đạo thực hiện các dự án tại 35 Lê Quý Đôn
và 127 Tăng Nhơn Phú Phường Phước Long B Quận 9, dự án tại P.25 Quận Bình
Thạnh. Đến nay đã có những kết quả sau :

a. Về dự án 127 Tăng Nhơn Phú, Phường Phước Long B, Quận 9: đã có
quyết định phê duyệt và bản vẽ quy hoạch 1/500 và đã nhận được quyết định chấp
nhận đầu tư và đang làm việc với Sở tài chính TP Hồ Chí Minh về vấn đề chuyển
quyền sử dụng đất.

b. Về dự án 35 Lê Quý Đôn: Công ty cổ phần Tập đoàn SSG đã có văn bản tạm
ngưng thực hiện hợp đồng do tình hình bất lợi về bất động sản.

c. Về dự án tại Phường 25 Quận Bình Thạnh do Công ty trực tiếp thực hiện:
đã khởi công trong tháng 3/2014 với quy mô xây dựng 02 tầng, diện tích xây dựng
khoảng 1.100 m2

II. PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG NĂM 2014:

1. Chỉ đạo sản xuất kinh doanh:

Do tình hình chính trị kinh tế thế giới còn nhiều phức tạp và bất ổn như: tình
hình chính trị xã hội tại Bắc Phi; ảnh hưởng của khủng khoảng kinh tế thế giới; lãi
suất vẫn còn cao làm ảnh hưởng mạnh đến hoạt động sản xuất kinh doanh của
Công ty nên dự kiến các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh năm 2014 như sau:

– Kim ngạch XNK : 15 triệu USD

– Doanh thu : 130 tỷ đồng

– Lơi nhuận trước thuế TNDN : 8 tỷ đồng

– Cổ tức : 12%/năm

2. Các giải pháp chính để thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2014
như sau:

a. Xác định cơ cấu ngành hàng:

Công ty vẫn định hướng hoạt động trên 03 lĩnh vực: kinh doanh xuất nhập
khẩu, sản xuất gia công hàng may mặc và xay xát gạo, dịch vụ xuất khẩu lao động
và kinh doanh kho.

+ Kinh doanh XNK: ổn định kinh doanh những mặt hàng hiện có trong đó tập
trung vào mặt hàng gạo, cà phê, thực phẩm chức năng.

+ Sản xuất: duy trì ổn định các Xí nghiệp hiện tại đồng thời với việc hợp tác với
khách hàng tiềm năng xúc tiến mở thêm xí nghiệp mới về may mặc.

+ Dịch vụ xuất lao động: đây vẫn là ngành kinh doanh mũi nhọn của Công ty
trong năm 2104. Tiếp tục ổn định đưa Thực tập sinh và kỹ sư đi làm việc tại

Nhật Bản, đồng thời nghiên cứu thực hiện các hoạt động tư vấn dịch vụ mới
như trồng nấm, chăm sóc người già.

b. Thực hiện các biện pháp về công tác quản lý, tổ chức, tài chính và hoàn
thiện các quy chế, quy định nhằm quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của Công
ty được thuận lợi và hiệu quả hơn.

c.Tham gia các hội chợ, triển lãm và các chương trình xúc tiến thương mại do
Cục Xúc tiến thương mại và Phòng thương mại công nghiệp Việt Nam tổ chức.

3.Tiếp tục thực hiện các dự án đầu tư 35 Lê Quý Đôn, 127 Tăng Nhơn Phú
Quận 9, Bến Cát Bình Dương.

Nhận xét đánh giá chung: Trong năm 2013, trong hoàn cảnh kinh tế thế giới
khó khăn nhưng Hội đồng quản trị đã lãnh đạo hoạt động công ty hoàn thành tốt
nhiệm vụ, hoàn thành và hoàn thành vượt mức chỉ tiêu kế hoạch do Đại hội đồng cổ
đông đề ra.

Phần 6 Ban Kiểm soát

Các hoạt động của BKS:

Ban Kiểm Soát (BKS) tiến hành các hoạt động sau :

– Tổ chức 5 phiên họp định kỳ các thành viên trong BKS

– Tham gia các cuộc họp của Hội đồng quản trị

– Tham gia các buổi họp cùng Ban lãnh đạo Công ty về chiến lược hoạt động và
dự án đầu tư của Công ty.

– Xem xét các báo cáo tài chính của Công ty do phòng TC-KT cung cấp .

– Xem xét tình hình thực hiện Nghị quyết đã được Đại hội cổ đông thường niên
năm 2013 thông qua Nhân sự Ban Kiểm Soát

Đại Hội Cổ Đông Thường Niên Năm 2013 đã bầu Ban Kiểm Soát gồm 3 thành viên,
tại phiên họp thứ 1 nhiệm kỳ 2013-2018, Ban kiểm soát đã thống nhất phân công như sau:

– Ông Nguyễn Đức Quốc – Trưởng Ban kiểm soát

+ Phụ trách chung

+ Kiểm soát việc Công ty chấp hành các quy định của pháp luật đối với công ty
cổ phần, chấp hành điều lệ công ty, các quy chế, quy định do công ty ban hành.

+ Kiểm soát việc thực hiện các dự án đầu tư

– Bà Vương Tố Bình – Thành viên BKS

+ Kiểm soát việc thực hiện nghị quyết của đại hội cổ đông.

– Bà Bùi Thị Tuyết Trang – Thành viên BKS

+ Kiểm soát tình hình tài chánh, kiểm toán của công ty

Kết quả giám sát tình hình hoạt động và tài chính của Công ty :

Trong năm 2013, BKS không phát hiện trường hợp bất thường nào trong hoạt động
sản xuất kinh doanh và tài chính của Công ty . Các quy trình hoạt động tuân thủ theo đúng
các quy định và quy chế đã được ban hành.

BKS đã kiểm tra giám sát việc tổ chức Đại hội cổ đông thường niên và bất thường
và nhận thấy việc tổ chức đã được thực hiện đúng quy định của Điều lệ công ty.
BKS đồng ý với các đánh giá về hoạt động sản xuất kinh doanh và tình hình tài
chính trong các báo cáo của Công ty và tổ chức kiểm toán của năm 2013.

Về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và tài chánh năm 2013, BKS xác nhận
kết quả như sau:

* Kết quả kinh doanh :


* Các chỉ tiêu tài chính :
Tại thời điểm 31/12/2013 tóm tắt tình hình tài chính của Công ty như sau : ĐVT : đồng

Kết quả giám sát đối với thành viên Hội đồng quản trị , thành viên Ban Tổng Giám
đốc và các cán bộ quản lý :

* Ban kiểm soát không thấy có bất cứ điều gì bất thường trong hoạt động của HĐQT
Ban Tổng Giám Đốc và các cán bộ quản lý Công ty .

* Ban kiểm soát đánh giá cao HĐQT đã có định hướng chiến lược kinh doanh đúng
đắn với từng thời điểm nhằm bảo đảm hiệu quả kinh doanh của công ty, tránh bị nợ xấu,
đọng vốn. Việc hoàn thành vượt mức chỉ tiêu lợi nhuận và cổ tức trong năm 2013 thể hiện
sự nổ lực rất cao của HĐQT, Ban lãnh đạo công ty.

. Báo cáo đánh giá sự phối hợp hoạt động giữa BKS với Hội đồng quản trị , Ban
Tổng Giám đốc .

* Trong năm 2013, BKS được cung cấp đầy đủ các thông tin về các quyết định của
Hội đồng quản trị và Ban lãnh đạo Công ty .

Phần 7. Các giao dịch, thù lao và các khoản lợi ích của Hội đồng quản trị, Ban giám đốc
và Ban kiểm soát 

Thù lao của HĐQT và BKS:

Thực hiện Nghị quyết đã được Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2013 chấp thuận,
sau khi cân đối hiệu quả kinh doanh năm 2013, Hội Đồng Quản Trị đã thực hiện trả thù lao cho
các thành viên Hội Đồng Quản Trị và Ban Kiểm Soát như sau:

Năm 2013, thực tế mức thu nhập bình quân khối văn phòng Công ty là 75.00.000
đồng/tháng, do đó nếu căn cứ vào mức chi bằng 80% thu nhập bình quân thì thù lao của HĐQT và BKS năm 2013 sẽ là :

Thực hiện Nghị quyết đã được Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2013 chấp thuận, sau khi cân đối hiệu quả kinh doanh năm 2013, Hội Đồng Quản Trị đã thực hiện trả thù lao cho các thành viên Hội Đồng Quản Trị và Ban Kiểm Soát như sau:
Năm 2013, thực tế mức thu nhập bình quân khối văn phòng Công ty là 7.500.000 đồng/tháng, do đó
nếu căn cứ vào mức chi bằng 80% thu nhập bình quân thì thù lao của HĐQT và BKS năm 2012 sẽ là :

1. Thu nhập bình quân khối văn phòng Công ty : 7.500.000 đồng/người/tháng

2. Chi thù lao HĐQT và BKS theo mức : 80% thu nhập bình quân

Tương đương mức bình quân : 6.000.000 đồng

Tổng mức thù lao kế hoạch HĐQT và BKS (04/13~03/14): 598.496.000 đồng

Tổng thù lao HĐQT và BKS đã chi (04/13~03/14) : 598.496.000 đồng

Trích thưởng hoàn thành vượt mức kế hoạch:

Căn cứ kết quả kinh doanh năm 2013, căn cứ Nghị quyết đã được Đại hội đồng cổ
đông thường niên năm 2013 chấp thuận, mức trích thưởng cho Ban Điều Hành và Hội
Đồng Quản Trị là 10% trên số lợi nhuận thuần kinh doanh vượt kế hoạch:

– Lợi nhuận thuần kinh doanh sau thuế : 8.459.587.644 đồng

– Lợi nhuận kế hoạch sau thuế : 8.250.000.000 đồng

– Lợi nhuận thuần kinh doanh vượt KH : 209.587.644 đồng

– Trích thưởng Ban Điều Hành và HĐQT : 20.958.764 đồng
(10% lợi nhuận thuần kinh doanh vượt KH)

Phần 8 Báo cáo tài chính

1. Ý kiến kiểm toán : đồng ý với báo cáo tài chánh của công ty phù hợp với chuẩn
mực chế độ kiểm toán Việt Nam và quy định pháp lý liên quan.

2. Báo cáo tài chính được kiểm toán (xin xem tài liệu kiểm toán 2013 trong phần
Quan hệ cổ đông)

TỔNG GIÁM ĐỐC

Cùng chuyên mục

Bạn hãy gửi email cho chúng tôi

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi hoặc muốn gửi thông tin cho Công ty Tocontap, xin hãy điền đầy đủ thông tin vào mẫu đơn dưới đây. Xin chân thành cảm ơn!